LUẬN BÀN VỀ KÍCH THƯỚC THẺ NHỰA

Hôm nay, nhân vụ có 1 số người anh em đối tác hỏi về kích thước của sản phẩm thẻ nhựa do VNCARD cung cấp, cũng có 1 số thắc mắc là vì sao có ít kích thước thế? Thẻ giấy tôi muốn cắt kích thước nào cũng được trong khi thẻ nhựa của ông quanh đi quẩn lại chỉ tóm gọn trong có mấy kích thước thôi là sao? Sẵn tiện đây thì mình cũng viết 1 bài để đưa ra bàn luận luôn.

Về cơ bản, theo tổ chức đo lường và tiêu chuẩn quốc tế (ISO hay gì gì đó), thì thẻ nhựa có vài kích thước tiêu chuẩn sau:

ID1:

Định dạng ID-1 chỉ định kích thước 85,60 × 53,98 mm (3 3⁄8 in × 2 1⁄8 in) với các góc được làm tròn với bán kính 2,88–3,48 mm (khoảng 1⁄8 in).

1

 Nó thường được sử dụng cho thẻ thanh toán (thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, vv).

7

 

Ngày nay, nó cũng được sử dụng để lái xe ở nhiều quốc gia. Định dạng này cũng được sử dụng cho thẻ nhận dạng cá nhân ở một số quốc gia, thẻ hệ thống thu phí tự động cho giao thông công cộng, làm thẻ khách hàng thân thiết, thẻ VIP… trong ngành bán lẻ và đó là một định dạng khá phổ biến cho việc làm danh thiếp. Cả thẻ Ailen và thẻ hộ chiếu cũ của Hoa Kỳ được cấp gần đây và nhiều giấy chứng nhận thành viên phi hành đoàn (đặc biệt là máy bay), cũng như hầu hết các thẻ căn cước quốc gia trong Khu vực Kinh tế Châu Âu cũng sử dụng định dạng ID-1.

Untitled-1

Một số người anh em làm trong khu vực công tại Việt Nam, khi làm thẻ  cho sếp thường hay yêu cầu làm thẻ khổ 9 x 6 cm. Thực ra, đây chính là khổ ID 1 (nhưng do sếp dốt toán, lại hay thích làm tròn, chắc cũng thích xếp hình 69-96), nên khiến cho nhân viên khổ sở khi đi tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp, mà mãi chẳng kiếm đâu ra…

 

ID2:

Định dạng ID-2 chỉ định kích thước 105 × 74 mm (4.134 × 2.913 in). Kích thước này là định dạng A7. Ví dụ điển hình: định dạng ID-2 được sử dụng cho thị thực tại 1 số quốc gia. Nó được sử dụng cho thẻ căn cước của Pháp và Rumani, và cũng được sử dụng bởi thẻ căn cước của Đức được phát hành cho đến tháng 10 năm 2010. Kể từ tháng 11 năm 2010, thẻ ID của Đức được phát hành ở định dạng ID-1 được sử dụng rộng rãi hơn ở châu Âu đối với thẻ ID quốc gia. Nó trước đây cũng được sử dụng cho giấy phép lái xe của Phần Lan và Thụy Điển trước khi những giấy phép này được đổi thành định dạng ID-1.

Tại Việt Nam, định dạng ID 2 thường được sử dụng làm thẻ nhận dạng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đến từ khu vực EU. Trong các hội nghị, triển lãm….một số đơn vị tổ chức cũng thường yêu cầu sử dụng định dạng này cho việc làm thẻ ra vào của khách mời tham dự. Lý do đơn giản là thẻ to, thì thông tin được đọc dễ dàng hơn, đỡ mất công xin cardvisit cho lằng nhằng, mất thời gian (mà có khi đọc nhầm tên, thì còn khốn nạn).

3

Việt Nam Motor Show sắp tới cũng sẽ sử dụng sản phẩm thẻ với khổ ID2.

 

ID3:

 

ID-3 chỉ định kích thước 125 × 88 mm (4.921 × 3.465 in). Kích thước này là định dạng B7. Định dạng này thường được sử dụng cho sổ hộ chiếu, và rất hiếm khi được sử dụng để sản xuất thẻ nhựa (trừ phi có người anh em nào thích chơi nổi). Vậy nên kích thước này mình không đưa ra để nói.

 

ID000:

 

ID-000 chỉ định kích thước 25 mm x 15 mm, với một góc hơi vát (3mm). Kích thước ID-000 lần đầu tiên được xác định bởi ENV 1375-1

6

 

Kích thước này được sử dụng cho định dạng “mini-SIM” của mô-đun nhận dạng người đăng ký.

Có 1 lưu ý là: một thẻ có kích thước ID-000 có thể được nằm trong thẻ kích thước ID-1, nhưng với các rãnh được đục sẵn trong phạm chu vi của thẻ kích thước ID-000 để cho phép nó được lấy ra khỏi thẻ kích thước ID-1.

5

Thẻ kích thước ID-1 chứa thẻ kích thước ID-000 được ký hiệu là ID-1/000.

Ứng dụng phổ biến nhất của thẻ này là làm thẻ SIM Card (Telekom) hoặc thẻ Credit Card (Banking).

 

Ở Việt Nam, nghe đồn tới 2018, các ngân hàng đều phải chuyển qua sử dụng thẻ ID-1/000 để cung cấp cho khách hàng sử dụng tại các cây ATM để tang cường bảo mật. Nhưng tới thời điểm hiện tại, đã gần hết 2018 rồi mà vẫn chưa thấy gì, chắc chúng ta phải chờ thêm chút thời gian nữa xem sao?

Đối tác